Bệnh sốt xuất huyết, tại sao phải thử máu nhiều lần?
Tăng kích thước chữ : + -

 Mùa mưa là khoảng thời gian mà bệnh sốt xuất huyết tăng cao nhất trong năm, đặc biệt là ở trẻ em. Thử máu là một trong những phương tiện giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh sốt xuất huyết. Có nhiều loại xét nghiệm máu được thực hiện trong quá trình theo dõi và điều trị, nhất là trong trường hợp sốt xuất huyết nặng. Việc kết hợp giữa theo dõi diễn tiến khi khám bệnh nhi với diễn tiến của các kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất cho tình trạng của bệnh nhi tại từng thời điểm của bệnh.

   Hầu hết phụ huynh có con em bị sốt xuất huyết, dù chưa hiểu rõ lắm nhưng có lẽ cũng cảm nhận được sự cần thiết của việc thử máu, nên đã hợp tác rất tốt với nhân viên y tế để dỗ dành bé khi cần lấy máu xét nghiệm. Tuy nhiên, một số trường hợp điều trị ngoại trú hoặc phải nhập viện nhưng chưa cần truyền dịch thì phụ huynh thường thắc mắc: tại sao trẻ phải thử máu nhiều lần? Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn, an tâm hơn và hợp tác tốt hơn, trong khuôn khổ bài viết này xin đề cập đến một xét nghiệm máu được làm thường xuyên trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết: đo dung tích hồng cầu (Hematocrite).

   Trị số dung tích hồng cầu là một trong những yếu tố giúp đánh giá mức độ cô đặc máu trong cơ thể bệnh nhi sốt xuất huyết. Có thể nói một cách đơn giản là nếu máu càng bị cô đặc thì bệnh càng dễ trở nặng. Tuy nhiên, can thiệp tình trạng cô đặc máu này sớm hay muộn đều có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị, vì vậy việc theo dõi diễn tiến tình trạng cô đặc máu để phát hiện thời điểm cần can thiệp là rất cần thiết, do đó xét nghiệm đo dung tích hồng cầu sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện ở nhiều thời điểm tùy tình trạng bệnh nhi.

   Các xét nghiệm máu được thực hiện đều cần thiết và lượng máu xét nghiệm (dù nhiều lần) là rất ít so với lượng máu trong cơ thể, hoàn toàn không làm cho bệnh nhi bị mất máu hay thiếu máu vì các xét nghiệm này.

   Để góp phần giúp việc theo dõi và điều trị trẻ bệnh sốt xuất huyết được tốt hơn, phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước và trấn an, động viên để trẻ bớt sợ hãi mỗi khi thử máu.

Nguồn: Nhi An (BV Nhi Đồng 1)

 

Tin liên quan:

Mùa mưa – bệnh đến hẹn lại tăng

Những điều lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh

 

Mời xem tin liên quan

Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết đúng cách tại nhà

Cách phát hiện và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết

Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, viêm màng não, sốt rét

Báo động dịch sốt xuất huyết

Cảnh báo bệnh sốt xuất huyết đang vào đỉnh mùa dịch

Sốt xuất huyết Những dấu hiệu nguy hiểm


Ngày đăng: 24/08/2012 - Bởi: Adminstrator

Đường dây nóng
Đang online: 93 Lượt truy cập: 26019751
Về đầu trang