Lứa tuổi 4 đến 5: Những cột mốc phát triển
Tăng kích thước chữ : + -

 Các cột mốc phát triển nào mà bé của tôi đạt đến khi được bốn đến năm tuổi? Trước khi bạn biết điều này, đứa bé đôi chút điềm tĩnh lên ba tuổi đã trở thành một cái máy phát năng lượng, động lực, dọa nạt, hiếu chiến và thường có hành vi vượt ra ngoài khuôn phép. Bạn có thể nhớ lại những hình phạt và khổ não bạn đã trải qua lúc lên hai. Ngoài ra trong thời gian này còn có sự bộc phát những ý tưởng sáng tạo to lớn nảy ra trong đầu bé và bé nói ra. Những hành vi và suy nghĩ này sẽ giúp bé của bạn hình thành một nền tảng vững chắc khi bé vào thế giới nhà trẻ. Sau đây là một số cột mốc khác để ta theo dõi. 

1. Cột mốc vận động

– Đứng trên một chân trong mười giây hay lâu hơn

– Nhảy lên, lộn vòng

– Đu, leo trèo

– Cũng có thể nhảy chân sáo 

2. Cột mốc về kỹ năng bàn tay và ngón tay

– Vẽ lại hình tam giác và các hình học khác

– Vẽ người có thân hình

– Viết một số chữ cái

– Mặc đồ và thay đồ không cần giúp đỡ

– Dùng nĩa, muỗng, và (đôi khi) dao ăn

– Thường tự lo đi vệ sinh

 

3.Cột mốc về ngôn ngữ

– Kể lại phần của câu chuyện

– Nói những câu có nhiều hơn năm từ

– Dùng thì tương lai

– Kể những câu chuyện dài hơn

– Nói tên và địa chỉ 

4. Cột mốc nhận thức

– Có thể đếm mười đồ vật hay nhiều hơn

– Nói tên chính xác it nhất bốn màu

– Hiểu khái niệm thời gian

– Biết những thứ sử dụng hàng ngày trong gia đình (tiền, thức ăn, đồ dùng) 

5. Cột mốc giao tiếp và cảm xúc

– Muốn làm vui lòng bạn bè

– Muốn giống bạn bè

– Có khả năng đồng ý với các qui định hơn

– Thích hát, múa và đóng kịch

– Tỏ ra độc lập hơn và có thể thậm chí tự mình sang chơi nhà hàng xóm

– Ý thức được về bản năng giới tính

– Có thể phân biệt tưởng tượng với thực tế

– Đôi khi đòi hỏi, đôi khi háo hức hợp tác 

6. Theo dõi phát triển sức khoẻ

Vì mỗi bé phát triển theo một cách cụ thể riêng nên không thể nói chính xác bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định nào đó khi nào hay ra sao. Những cột mốc phát triển ghi trong sách này sẽ cho bạn một khái niệm tổng quan về những thay đổi bạn có thể mong đợi khi bé lớn dần, nhưng đừng lo lắng nếu sự phát triển của bé đi theo một chiều hướng khác một chút. Tuy nhiên, hãy báo động với bác sĩ nhi khoa, nếu bé biểu hiện bất kỳ dấu hiệu chậm phát triển nào trong độ tuổi này sau đây. 

– Biểu lộ hành vi cực kỳ sợ hãi hay nhút nhát

– Biểu lộ hành vi cực kỳ hung hăng

– Không thể tách rời khỏi bố mẹ mà không phản đối dữ dội

– Dễ bị xao lãng và không thể tập trung vào bất kỳ hoạt động nào trong hơn năm phút

– Ít có vẻ hứng thú chơi vơi trẻ em khác

– Từ chối đáp ứng với mọi người nói chung, hay đáp ứng một cách bề mặt

– Hiếm khi dùng trí tưởng tượng hay bắt chước trong trò chơi

– Phần lớn thời gian có vẻ không vui hay buồn

– Không tham gia vào một loạt các trò chơi

– Tránh hay có vẻ xa cách trẻ em khác và người lớn

– Không biểu hiện nhiều cảm xúc khác nhau

– Có khó khăn trong việc ăn, ngủ, hay đi vệ sinh

– Không thể phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế

– Có vẻ thụ động một cách khác thường

– Không thể hiểu các yêu cầu có hai phần có sử dụng giới từ (“Đặt chén lên bàn”; “Lấy trái banh dưới ghế dài.”)

– Không thể nói chính xác tên và họ mình Không sử dụng số nhiều hay thời quá khứ đúng khi nói

– Không nói về những sinh hoạt và trải nghiệm hàng ngày của mình

– Không thể xây một cái tháp có sáu đến tám khối

– Cầm bút chì có vẻ không thoải mái

– Gặp rắc rối khi cởi đồ

– Không thể đánh răng sạch

– Không thể rửa và lau khô tay 

Nguồn: hervietnam


Ngày đăng: 01/10/2012 - Bởi: Adminstrator

Đường dây nóng
Đang online: 150 Lượt truy cập: 26025177
Về đầu trang