Nhỏ mắt cho trẻ như thế nào?
Tăng kích thước chữ : + -

 Viêm kết mạc là bệnh lý phổ biến ở trẻ em thường xảy ra vào những lúc giao mùa, là thời gian xuất hiện bệnh viêm hô hấp cấp tính, dễ lây lan cho người trong gia đình và những trẻ em học cùng trường. Việc điều trị tại nhà đòi hỏi phải sử dụng thuốc nhỏ mắt và vệ sinh mắt vừa để điều trị vừa tránh lây lan. Khảo sát tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy đa số các bà mẹ chöa biết cách nhỏ mắt cho trẻ nên gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc trẻ đau mắt. Để các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã trao đổi với BSCK2 Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng khoa Nội Tổng Quát 1, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM:

   Những sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ viêm kết mạc?
        Bệnh viêm kết mạc có thể xảy ra ở một mắt nhưng thường xảy ra ở cả 2 mắt gây nên tình trạng tiết ra dịch nhầy hay mủ ở mắt (còn gọi là ghèn) gây khó chịu nhiều cho trẻ. Nếu điều trị không đúng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, lóet giác mạc. Việc điều trị hiệu quả thường cần phải nhỏ mắt cho trẻ. Tuy nhiên trong thực tế, các bà mẹ không được hướng dẫn cách nhỏ mắt nên thường nhỏ mắt cho trẻ không đúng, kéo mi trên và nhỏ ngay vào giữa mắt trẻ hoặc vào mi trên lúc trẻ nhắm mắt để thuốc chảy vào mắt. Động tác này làm trẻ sợ hãi cho nên trẻ thường kháng cự việc nhỏ thuốc vào mắt cũng như vệ sinh mắt. Ngoài ra còn có những trường hợp người nhà tự ý nhỏ thuốc không đúng, dùng thuốc của người lớn dẫn đến bệnh không khỏi mà còn làm trẻ thêm khó chịu, thậm chí gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho trẻ.
   Làm thế nào để nhỏ mắt cho trẻ?
        Điều quan trọng là cần giữ yên trẻ trong tư thế tốt và phải biết vị trí nhỏ thuốc vào mắt, hiệu quả và ít gây khó chịu đột ngột cho trẻ. Có thể ngả đầu trẻ ra đằng sau, hoặc tốt nhất là cho trẻ nằm ngửa và ngước mắt lên.
        Các bước nhỏ mắt theo trình tự sau :
        – Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi nhỏ mắt cho trẻ.
        – Lau sạch mắt trẻ nhẹ nhàng bằng bông gòn tẩm nước ấm.
        – Kéo mi dưới của mắt xuống. Nhỏ thuốc vào giữa kết mạc, tại khe giữa mi dưới và mắt, lưu ý không để lọ thuốc chạm vào mắt trẻ. Để trẻ chớp mắt cho thuốc hòa vào các phần trong mắt.
   Dùng bông gòn sạch thấm phần thuốc chảy ra ngòai theo hướng từ trong mắt ra ngòai khóe mắt. Nếu nhỏ cả 2 mắt thì phải sử dụng miếng bông gòn khác cho mắt còn lại. Thu hút sự chú ý của trẻ để trẻ không dụi mắt khi thuốc đang ngấm.
   Thực hiện nhỏ mắt với số giọt thuốc và số lần nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ cho đến khi mắt hết đỏ, không còn mủ mắt, không dính mi và lành hoàn toàn.
   Không tự ý tra hay nhỏ bất kỳ thứ gì khác vào mắt trẻ vì có thể gây nguy hiểm và hại cho mắt trẻ.
Hải Thoa (BV Nhi Đồng 1)

 Mời xem tin liên quan

Mùa mưa, đề phòng trẻ đau mắt đỏ

Làm gì khi dịch đau mắt đỏ hoành hành?

Dịch đau mắt đỏ vào cao điểm

Tại sao đau mắt đỏ phải đeo kính râm?

Kinh nghiệm phòng bệnh đau mắt đỏ ở trường mầm non

Bệnh lý nguy hiểm về mắt ở trẻ

Ngày đăng: 31/10/2012 - Bởi: Adminstrator

Đường dây nóng
Đang online: 4 Lượt truy cập: 26030466
Về đầu trang