Chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi đi khám bệnh
Tăng kích thước chữ : + -

Bác sĩ khám bệnh cho trẻ

 Khi trẻ đoán trước được sắp phải "đi khám bác sĩ" chúng sẽ vô cùng lo lắng và sợ hãi. Mỗi lần trước khi đi đến bác sĩ trẻ đều cảm thấy lo lắng, bất an trong người.

   Với những trẻ biểu lộ nỗi sợ hãi rõ ràng, bố mẹ có thể nói chuyện với chúng, nhưng có một số trẻ dấu cảm giác đó trong lòng không nói ra, bạn phải vất vả hơn để giúp trẻ chuẩn bị tâm lý, tạo một cảm giác an tâm và vượt qua được nỗi lo âu này.
   Những cảm giác mà trẻ thường gặp phải trước khi đi gặp bác sĩ
      . Sợ bị cách ly: chúng sợ bố mẹ không ở bên cạnh trong suốt quá trình bác sĩ khám. Nỗi sợ hãi này thường rơi vào những trẻ dưới 7 tuổi, nhưng nó cũng "đe doạ" cho đến khi trẻ được 12 hay 13 tuổi.
      . Sợ đau: một phần lo lắng trong đi khi khám là sợ bị đau. Chúng đặc biệt rất sợ bị tiêm, trẻ từ 6 đến 12 tuổi luôn lo lắng với điều này.
      . Sợ bác sĩ: trẻ có thể hiểu sai về cách chữa bệnh của bác sĩ , chúng chưa thể nhận thức được những điều bác sĩ làm là cần thiết bởi vậy chúng sẽ có những phản ứng khó chịu.
   Bố mẹ nên làm gì
      Là một ông bố bà mẹ, bạn chỉ có thể giúp trẻ bằng cách khuyến khích bé bộc lộ nỗi sợ hãi của mình và giải thích thêm cho trẻ hiểu về việc đi khám bệnh.
   Giải thích rõ lý do đi khám bệnh, tuyệt đối không được lấy bác sĩ ra hù dọa con
      – Bạn con thể nói " Đây là lần đi khám cho những trẻ em ngoan ngoãn, bác sĩ chỉ khám để biết xem con lớn và phát triển như thế nào thôi".
      – Bạn cũng có thể giải thích kỹ thêm, bác sĩ sẽ hỏi để kiểm tra chắc chắn rằng con hoàn toàn khoẻ mạnh. Cũng nhấn mạnh thêm rằng trẻ khoẻ mạnh đi khám bác sĩ đơn thuần chỉ là một cuộc viếng thăm.
      – Nếu lần đi khám là để chẩn đoán hay chữa trị bệnh hãy giải thích với ngôn từ đơn giản và nhẹ nhàng nhất " Bác sĩ chỉ muốn kiểm tra để tìm cách làm cho con khoẻ mạnh và giúp con thấy tốt hơn thôi".
      – Bạn cũng nên tham khảo từ những người cùng cảnh ngộ để giúp trẻ tốt hơn. Nếu trẻ cần sự quan tâm của bác sĩ nhiều hơn mà điều đó có thể làm cho trẻ cảm thấy mình đang "gìành giật" với các bạn cùng khám thì bố mẹ cần nỗ lực hơn gấp đôi để xoa dịu cảm giác xấu hổ và an ủi trẻ.
      – Trong bất cứ trường hợp nào cũng vậy, hãy giải thích cho trẻ hiểu việc đi khám là một điều rất bình thường như bao trẻ khác và bác sĩ là một người luôn giúp đỡ mọi người khoẻ mạnh và "giải quyết" mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe.
BS Lý Kiều Diễm
(Bệnh viện Nhi Đồng 1)

Ngày đăng: 17/05/2013 - Bởi: Adminstrator

Đường dây nóng
Đang online: 3 Lượt truy cập: 26032586
Về đầu trang