Mẹ dạy con ngoan ngoãn, ứng xử lễ phép ngay từ bé
Tăng kích thước chữ : + -

 Trẻ được sinh ra và chịu tác động rất lớn từ môi trường sống. Cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, rèn luyện để con có một nếp sống tốt, ngoan ngoãn, lễ phép.

Trong dân gian có câu: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, hàm ý nói cha mẹ sinh con, trời sinh tính, tuy nhiên câu này dường như không đúng. Thực tế cho rằng khi một đứa trẻ sinh ra, nếu không được rèn luyện, uốn nắn ngay từ nhỏ, không được cha mẹ dạy dỗ sẽ có những tính cách tiêu cực.
 
Muốn trẻ có thái độ lễ phép trước hết cha mẹ cần làm gương cho con. Để trẻ quan sát và học hỏi, vì thế phụ huynh cần nghiêm túc làm hình mẫu để trẻ noi theo.
gia đình ngày khai giảng
Chị Nguyễn Thị Hoa (28 tuổi, Hà Đông, Hà Nội), có chia sẻ: “Bé Bống nhà mình trước kia cũng được ông bà chiều lắm, cái gì con cũng muốn làm theo ý mình, không chịu nghe lời ai, muốn gì cũng được, vì vậy mình đã quyết tâm cải tạo lại tính cách cho con để con biết nghe lời và lễ phép với mọi người xunh quanh.
 
Vì Bống còn rất bé, nên để làm theo những gì mẹ bảo là điều rất khó khăn, vì vậy mình phải kiên trì cũng như áp dụng đúng cách để con không cảm thấy khó chịu, mà vẫn vui vẻ thực hiện theo”.
 
Sau đây là những phương pháp mà chị Hoa đã áp dụng với con gái mình:
 
1. Trao phần thưởng khi con đã cử xử lễ phép
 
Trẻ con thường rất thích có quà, cũng như đồ chơi, bé Bống nhà mình cũng vậy, chỉ cần nhắc tới đồ chơi là bé rất thích. Vì vậy mình đặt ra một yêu cầu với bé, nếu con ngoan, biết chào hỏi người lớn tuổi mẹ sẽ tặng đồ chơi, lúc đầu bé gật gật, tuy nhiên khi ông bà vào chơi bé nhõng nhẽo, đặc biệt là không bao giờ chào hỏi.
 
Mình nhắc mãi nhưng con không nghe, đôi khi bực mình quá định phát cho con mấy cái vào mông, nhưng mình đã không làm vậy, hôm sau mình có đi mua một vài món đồ chơi nhỏ nhắn xinh xinh, để trên tủ, để con có thể nhìn thấy.
 
Cứ mỗi khi có ai vào là mình lại chỉ về phía tủ, nơi có nhưng món đồ chơi, dường như hiểu ý, Bống cười típ mắt lại chạy ùa ra chào hỏi mọi người rất lễ phép. Cứ mỗi lần như vậy mình đều thưởng cho bé một món đồ chơi, mình cũng thường xuyên đưa con đi đến nhà ông bà, bạn bè, để con tiếp xúc với nhiều người lớn. Sau 3 tuần áp dụng giờ không có đồ chơi thưởng kèm, Bống vẫn chào hỏi mọi người. Đó là cách mình tạo thói quen cho con.
 
2. Dạy con nói lời xin lỗi và cảm ơn
 
Công cuộc chào hỏi đã xong, nhưng còn một điều nữa là Bống không biết nói lời cảm ơn hay nhận lỗi khi mình làm sai. Nếu con làm sai một việc gì, con đều đổ lỗi cho người khác, ví dụ nhưng đang ở trong giờ ăn với bạn cùng lớp mẫu giáo, mỗi bạn được một bát cơm của riêng mình, bé thì không chịu ăn, cứ ngồi nghịch khiến bạn bên cạnh làm đổ cả bát cơm. Khi cô giáo hỏi, bé đổ lỗi luôn cho bạn làm rơi…
 
Cô giáo của Bống có phản ánh với mình, về nhà mình nói chuyện rất nhẹ nhàng với con, rằng con không được làm vậy, làm thế là sai, tuy nhiên mình biết Bống sẽ không nghe, mình liền bàn với chồng trong bữa ăn cơm, cố tình làm bát cơm của chồng rơi khỏi bàn, mình cũng vội vàng xin lỗi đã làm rơi bát cơm như vậy, lần khác mình cũng cố tình làm vỡ đồ chơi của con, khi con thấy vậy, mình cũng xin lỗi con ngay, và nhiều lần khác nữa.
 
Con đang trong quá trình nhận thức nên hành động của cha mẹ có thể khiến con thay đổi. Vì vậy, khi áp dụng phương pháp trên bé Bống đã biết nhận lỗi của mình khi làm sai, nói lời cảm ơn khi ai cho con cái gì. Hiện tại dù mình không nhắc bé cũng rất ngoan và thực hiện theo, mình cảm thấy rất vui khi con đã có sự thay đổi như vậy.
 
Mình nghĩ rằng cha mẹ phải là người noi gương trước cho con, xem con như một người bạn. Bố mẹ hãy nói chuyện mỗi khi con sai, khen con mỗi khi làm đúng, có thưởng, có phạt rõ ràng, vì con có bé, nhưng những gì cha mẹ làm con đều nhớ rất kĩ, và học hỏi theo.
 
Trịnh Thị Tuyển (ghi)
Nguồn: Báo Điện tử Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 12/09/2016 - Bởi: Adminstrator

Đường dây nóng
Đang online: 245 Lượt truy cập: 25997888
Về đầu trang